fbpx

Triển lãm nghệ thuật tương tác “Cảm thức Đông Dương”

13-11-2024 by Phanblogs@bois.com.vn

Cảm thức Đông Dương – một cảm thức đã đặt nền móng cho nền kiến trúc, mỹ thuật và thiết kế hiện đại của Việt Nam đang được các nhà thiết kế, họa sĩ trẻ Việt Nam tái hiện tại tòa nhà Đại học Tổng hợp Hà Nội, tiền thân là tòa nhà chính của Đại học Đông Dương.

Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, cụm tòa nhà “Đại học Tổng hợp” (tiền thân là Viện Đại học Đông Dương và nay là 1 cơ sở của Đại học Quốc gia Hà Nội tại 19 Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là nơi diễn ra nhiều hoạt động, tập trung vào hội thảo, tọa đàm, trưng bày – triển lãm, tour tham quan.

Đặc biệt, tổ hợp triển lãm nghệ thuật tương tác “Cảm thức Đông Dương” được coi như một đại triển lãm được diễn ra với 22 tác phẩm, trưng bày cụm các tác phẩm nghệ thuật tương tác độc đáo, gợi mở những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật Đông Dương.

Nhiều hoa văn của công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương khi kết hợp kiến trúc kinh viện châu Âu, được xây dựng từ vật liệu, tay nghề thợ Việt Nam thời kỳ đó. Tháng 11/2013, công trình được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đưa vào danh mục các công trình kiến trúc xây dựng trước năm 1954 cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa.

Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thành lập năm 1956, vốn trước Cách mạng tháng Tám là địa điểm của Viện Đại học Đông Dương do kiến trúc sư người Pháp là Ernest Hébrard thiết kế năm 1926.

Ban Tổ chức cho biết, sảnh chính của toà nhà là tác phẩm sắp đặt ánh sáng của hoạ sĩ Trần Hậu Yên Thế giúp người xem gợi nhớ lại những ý niệm đầu tiên của thiết kế hoa sắt lấy cảm hứng hình ảnh những chiếc bóng đèn như tượng trưng cho ánh sáng của tri thức. Hai tác phẩm tượng chân dung hoạ sĩ Victor Tardieu (Hiệu trưởng đầu tiên sáng lập trường Mỹ thuật Đông Dương thuộc Đại học Đông Dương vào năm 1924) và hoạ sĩ Tô Ngọc Vân (Hiệu trưởng người Việt đầu tiên của trường Mỹ thuật Việt Nam thuộc Đại học Việt Nam vào năm 1945) của điêu khắc gia Trần Quốc Thịnh được đặt trong sảnh.

Lên cao trên mái vòm là cụm các tác phẩm trang trí với đèn chùm của kiến trúc sư Lê Phước Anh, tác phẩm sắp đặt bia tiến sĩ trên chất liệu mika gợi cảm hứng bức đồ án thiết kế trang trí toà nhà Đại học Đông Dương của KTS Ernest Hebrard. Kết thúc ở vòm trần là tác phẩm trình chiếu 3D mapping của hoạ sĩ Phạm Trung Hưng vẽ lại hình 2 con chim phượng hoàng đã bong mờ theo thời gian.

Bên cạnh đó, trong hội trường Nguỵ Như Kon Tum, bên trái sảnh chính là tác phẩm sắp đặt, hòa nhạc video “Đại tượng 2 – Sơn Hà Diễn Nghĩa” của các nghệ sĩ thị giác Triệu Minh Hải, Ngô Thu Hương, các nghệ sĩ âm thanh như piano Trần Thu Thảo, violin Nguyễn Ngọc Đức và Trịnh Quang Thành.

Tòa nhà Đại học Tổng hợp Hà Nội gần như lưu giữ được nguyên vẹn nét đẹp kiến trúc cổ điển

Tại các tầng trên cao, với các tác phẩm vẽ sơn trong trên mika của họa sĩ Lê Đăng Ninh, lấy cảm hứng từ các mẫu lọ thuỷ tinh trong phòng Bảo tàng nghiên cứu sinh vật học, kết hợp sắp đặt âm thanh của nghệ sĩ âm thanh Nhung Nguyễn. Dọc tuyến đường trải nghiệm sẽ là các tác phẩm điêu khắc, đất nung, đặc biệt là sắp đặt sách nghiên cứu hồi cố về họa tiết mỹ thuật Đông Dương, các tác phẩm nhiếp ảnh chụp kiến trúc Đông Dương…

Cảm thức Đông Dương còn có cụm tác phẩm trưng bày ở hành lang và bên trong Bảo tàng sinh vật học. Bên ngoài tòa nhà là tác phẩm “LETTERS – SCIENCES – ARTS” (Văn chương – Khoa học – Nghệ thuật), lấy cảm hứng từ triết lý và định hướng đào tạo đa ngành, liên ngành của Đại học Đông Dương xưa. Trong khuôn viên trường, hành lang, sảnh toà nhà… là những mô hình điêu khắc inox gương họa sĩ Victor Tardieu và KTS Ernest Hebrard được sắp đặt tương tác ở các vị trí khác nhau. Các tác phẩm này của họa sĩ, giám tuyển Nguyễn Thế Sơn.

Tổ hợp triển lãm nghệ thuật tương tác “Cảm thức Đông Dương” sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 17/11/2024.

Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thành lập năm 1956, vốn trước Cách mạng tháng Tám là địa điểm của Viện Đại học Đông Dương do kiến trúc sư người Pháp là Ernest Hébrard thiết kế năm 1926. Đến nay, công trình vẫn giữ nguyên vẻ ngoài cổ điển sau gần 100 năm xây dựng. Nay toà nhà là một cơ sở của Đại học Quốc gia Hà Nội.

XEM THÊM:

KHÁCH SẠN POTIQUE SẮC THÁI HIỆN ĐẠI VÀ VẺ ĐẸP TRUYỀN THỐNG CỦA KIẾN TRÚC ĐÔNG DƯƠNG Khách sạn Potique tại Nha Trang mang đến sự hòa quyện độc đáo giữa sắc thái hiện đại và vẻ đẹp truyền thống của kiến trúc Đông Dương, chịu ảnh hưởng từ di sản văn hóa Việt Nam.

KHÁCH SẠN POTIQUE SẮC THÁI HIỆN ĐẠI VÀ VẺ ĐẸP TRUYỀN THỐNG CỦA KIẾN TRÚC ĐÔNG DƯƠNG Khách sạn Potique tại Nha Trang mang đến sự hòa quyện độc đáo giữa sắc thái hiện đại và vẻ đẹp truyền thống của kiến trúc Đông Dương, chịu ảnh hưởng từ di sản văn hóa Việt Nam.

Kiến trúc Đông dương, đặc biệt là những công trình xây dựng từ thời Pháp thuộc tại Việt Nam, đã thể hiện sự thích nghi rất tốt với khí hậu nhiệt đới. Các đặc điểm như tường dày, cửa kính lớn, trần cao, kết hợp với các giải pháp thông gió tự nhiên 

Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO – École française d’Extrême-Orient) là một tổ chức nghiên cứu hàng đầu về khảo cổ học, văn hóa, ngôn ngữ và lịch sử ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á, và Nam Á. Thành lập vào năm 1900 tại Hà Nội dưới thời Pháp thuộc

Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO – École française d’Extrême-Orient) là một tổ chức nghiên cứu hàng đầu về khảo cổ học, văn hóa, ngôn ngữ và lịch sử ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á, và Nam Á. Thành lập vào năm 1900 tại Hà Nội dưới thời Pháp thuộc

 BỘ ẢNH KIẾN TRÚC ĐÔNG DƯƠNG Là kiến trúc của người Pháp được hình thành khi đến đất Đông Dương đặt ách cai trị. Người Pháp đến đây sống và làm việc trên mảnh đất này và mang theo nền văn hóa và kiến trúc đến đây.

KIẾN TRÚC ĐÔNG DƯƠNG LÀ GÌ? SỰ HÌNH THÀNH Quân Pháp hạ thành Gia Định vào năm 1859 và bắt đầu bắt tay xây dựng Nam Kỳ Lục Tỉnh thành bàn đạp để tiến chiếm cả Đông Dương. Sau khi ổn định tương đối chế độ thực dân của mình ở Việt Nam

Người đặt nền móng phong cách thiết kế Đông Dương đầu tiên tại Việt Nam là kiến trúc sư Ernest Hebrard. Phong cách kiến trúc Đông Dương (Indochine) là sự kết hợp giữa phong cách Việt Nam và kiến trúc cổ điển Pháp. 

The tonkin: đưa kiến trúc Đông Dương vào đô thị hiện đại. Tái hiện kiến trúc Indochine giữa lòng “thành phố quốc tế” Được giới kiến trúc gọi bằng những cái tên mỹ miều như “nụ hôn kiểu Pháp trên môi cô nàng Á Đông”, “Bản giao hưởng Đông – Tây”… phong cách Indochine 

THAM KHẢO NỘI THẤT KIẾN TRÚC ĐÔNG DƯƠNG SANG TRỌNG- KHÁCH SẠN INDOCHINE PALACE HUẾ Tọa lạc tại trung tâm thành phố Huế, nằm cách đó chưa đến 2 km là các điểm tham quan địa phương bao gồm Cầu Trường Tiền, Chợ Đông Ba và Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế.

THAM KHẢO NỘI THẤT KIẾN TRÚC ĐÔNG DƯƠNG SANG TRỌNG- KHÁCH SẠN INDOCHINE PALACE HUẾ Tọa lạc tại trung tâm thành phố Huế, nằm cách đó chưa đến 2 km là các điểm tham quan địa phương bao gồm Cầu Trường Tiền, Chợ Đông Ba và Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế.

Các Công Trình Kiến Trúc Đông Dương Tại Sài Gòn hầu hết đều nằm tại quận 1 HCM. Cách đây hơn 100 năm, người Pháp đã mang tới sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc cổ điển Pháp với giải pháp kiến trúc mang yếu tố bản địa để hình thành nên phong cách

Vẻ đẹp kiến trúc Đông Dương trên vùng đất hoang sơ Ẩn mình trên bờ biển cát trắng của hòn đảo lớn nhất Việt Nam, La Veranda Resort Phú Quốc MGallery By Sofitel là điểm đến lý tưởng miền nhiệt đới sở hữu nét đẹp tinh tế, thanh lịch của thời kỳ Đông Dương

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH KIẾN TRÚC ĐÔNG DƯƠNG INDOCHINE. -SỰ RA ĐỜI PHONG CÁCH KIẾN TRÚC ĐÔNG DƯƠNG INDOCHINE “Phong cách kiến trúc Đông Dương Indochine” là tên gọi những sáng tạo của các kiến trúc sư Pháp.

Suốt thời kỳ Pháp thuộc, mọi nề nếp sinh hoạt, lối sống, phong cách Á Đông của dân Việt cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi “chất Pháp”, kiến trúc Việt Nam cũng không ngoại lệ. Những tòa nhà Pháp giữa lòng thủ đô Hà Nội 

0988620303