fbpx
kiến trúc đông dương ,indochine style ,căn hộ phong cách indochine ,phong cách kiến trúc indochine ,indochine style interior ,phong cách thiết kế indochine là gì ,chung cư phong cách indochine ,nội that đông dương

Các Công Trình Kiến Trúc Đông Dương Tại Quận 1 Sài Gòn

12-08-2021 by Phanblogs@bois.com.vn

Các Công Trình Kiến Trúc Đông Dương Tại Sài Gòn hầu hết đều nằm tại quận 1 HCM. Cách đây hơn 100 năm, người Pháp đã mang tới sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc cổ điển Pháp với giải pháp kiến trúc mang yếu tố bản địa để hình thành nên phong cách Kiến trúc Đông Dương.

Phong cách nhận được sự tán thưởng của đông đảo mọi người cho đến tận ngày nay. Bởi lẽ, kiến trúc Đông Dương được khai hóa thành công nhờ vào sự phủ nhận rập khuôn của người Pháp, họ không bê nguyên khối kiến trúc Pháp cổ mà chỉ kế thừa tinh thần cốt lõi, cải tiến và tôn vinh những giá trị văn hóa bản địa.

“Sài Gòn mang nét Pháp, nhưng Sài Gòn không phải là nước Pháp.” – triết lý của một Kiến trúc sư người Pháp dường đã khai mở ra một phong cách kiến trúc mới ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đó là phong cách kiến trúc Đông Dương. Dù trải qua hơn trăm năm, những công trình kiến trúc Đông Dương tại Sài Gòn còn lại vẫn mang nguyên vẹn nét đẹp xưa.

 kiến trúc đông dương ở sài gòn

Sắc thái riêng của kiến trúc Đông Dương ở Sài Gòn

Kiến trúc Đông Dương (phong cách Indochine) ra đời ở thế kỉ trước tạo nên một diện mạo rất riêng cho Sài Gòn. Các công trình công cộng, những ngôi biệt thự mang nét Châu âu cổ kính tạo nên cảm xúc hoài cổ mỗi khi chiêm ngưỡng. Đặc biệt, phong cách Đông Dương còn kết hợp với giải pháp kiến trúc phù hợp với đặc trưng khí hậu của Việt Nam nói chung và Nam Kỳ nói riêng. Bởi lẽ, sự tiếp xúc văn hoá của thực dân Pháp sẽ bị ảnh hưởng theo không gian và thời gian. Từ đó, hình thành nên dòng kiến trúc thuộc địa kết hợp giữa 2 yếu tố.

 

 kiến trúc đông dương tại sài gòn

Chính từ sự kết hợp này, kiến trúc Đông Dương là điểm giao thoa giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Các công trình tiêu biểu kiến trúc Đông Dương tại Sài Gòn cho thấy được cái hồn, thể hiện được tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Để cảm nhận sâu sắc hơn mời bạn ngược dòng thời gian tìm hiểu về kiến trúc Đông Dương thông qua những đặc trưng công trình ở Sài Gòn.

Dinh Độc Lập (Dinh Norodom) Địa chỉ: 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Thành, Quận 1

 kiến trúc đông dương dinh độc lập

Tọa lạc cuối phía Tây của Đại lộ Lê Duẩn, Dinh Độc Lập trước kia là cung điện kiểu Pháp của Chính phủ thực dân, còn gọi là cung điện Norodom. Công trình cũ được kiến trúc sư người Pháp Georges l’Hermitte xây dựng từ năm 1868 đến 1873. Đây cũng là công trình được xây dựng đầu tiên kể từ khi Pháp chiếm đóng Nam Kỳ.

Sau những thăng trầm lịch sử, Cung điện Norodom bị phá bỏ và xây dựng tòa nhà mới bởi kiến trúc sư Ngô Việt Thu. Trong phong cách thiết kế, KTS người Việt phối hợp tinh tế giữ kiến trúc hiện đại của phương Tây và kết hợp triết lý cổ truyền mang đậm cá tính dân tộc phương Đông.

Ấn tượng nhất của toàn thể bình diện Dinh Độc Lập là biểu trưng của hình chữ CÁT (吉) ngụ ý tốt lành, điều may mắn trong phong thủy phương Đông. Những sáng tạo, tài hoa ẩn chứa tại công trình Dinh Độc Lập trở thành một biểu tượng văn hóa độc đáo của Việt Nam, lưu giữ nét đẹp kiến trúc Đông Dương tại Sài Gòn buổi đầu.

Nhà Thờ Đức Bà Địa chỉ: 01 Công xã Paris, Bến Nghé, Quận 1

nhà thờ đức bà kiến trúc pháp cổ

Nằm cách Dinh Độc Lập không xa, Nhà Thờ Đức Bà vẫn giữ vẹn nguyên màu sắc ngói đỏ, gạch đất nung đặc trưng kiến trúc Đông Dương tại Sài Gòn sơ khai. Được khởi công vào năm 1877, người đặt những viên đá xây dựng đầu tiên là Giám mục Isidore Colombert. Với nét kiến trúc theo phong cách Roman pha trộn với nghệ thuật Gothic, nhà thờ Đức Bà độc đáo đã trở thành biểu tượng kiến trúc Đông Dương tại Sài Gòn.

 

Kiến trúc nhà thờ được xây dựng vào buổi đầu Pháp thuộc nên đa phần vật liệu chủ yếu nhập khẩu từ Pháp. Mặt ngoài kiến trúc được xây bằng gạch để trần thô sơ nên vẫn giữ màu hồng tươi vượt thời gian. Thiết kế bên trong là cuốn vòm gãy, trần cao, họa tiết Pháp cổ cùng với kết cấu vô cùng chắc khỏe. Công trình mang dấu ấn kiến trúc Đông Dương ở Sài Gòn này cũng có đặc điểm hành lang cánh dài, cột cao, dàn cửa sổ cao đón sáng và lấy gió phù hợp với khí hậu Việt Nam.

 kiến trúc đông dương saigon

Bưu Điện Trung Tâm Sài Gòn Địa chỉ: 2 Công xã Paris, Bến Nghé, Quận 1

Mệnh danh là sở dây thép Sài Gòn, Bưu điện trung tâm Sài Gòn được người Pháp xây dựng trong vào 1860. Một trong những công trình kiến trúc Đông Dương ở Sài Gòn đầu tiên này được thiết kế bởi kiến trúc sư Gustave Eiffel. Ông là cha đẻ Tháp Eiffel – biểu tượng Paris, Tượng Nữ Thần Tự Do biểu tượng New York. Sau năm 1886 được trùng tu

 

kiến trúc đông dương bưu điện thành phố

Kiến trúc của Bưu điện mang phong cách Pháp cổ điển và yếu tố thời tiết Châu Á quyện vào nhau tạo nên những giá trị văn hóa và kiến trúc Đông Dương tại Sài Gòn xưa. Công trình ghi ấn tượng mạnh với kết cấu hình khối vòm cung. Hệ thống cột trụ chính phụ và thiết kế mái hiên được liên kết chặt chẽ theo hình vuông. Hoa văn, phù điêu được khắc họa một cách công phu, tỉ mỉ trên đầu cột và kèo. Ý tưởng trang trí hai tấm bản đồ hệ thống viễn thông ở khu vực mái vòm tiền sảnh vô cùng độc đáo.

Nhà hát lớn thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: 07 Công Trường Lam Sơn, Bến Nghé, Quận 1

Nhà hát lớn nhất ở Việt Nam, Nhà hát thành phố là công trình tiêu biểu và tốn kém nhất ở Sài Gòn thời Pháp. Lối kiến trúc Tây Âu đầy hoa mỹ của công trình là bị ảnh hưởng rõ từ kiến trúc Petit Palais. Nhà hát thành phố xây dựng vào năm 1900 theo lối kiến trúc “flamboyant”.

Vẻ đẹp nhà hát đầy mê hoặc với mặt tiền có vòm cung lớn được trang trí bức bích họa với 5 vị nữ thần. Bức họa được vẽ trên nền gạch men ốp mặt tiền, bao quanh một trán tường nhỏ có dáng như 1 ngôi đền chạm hình nữ thần, dây hoa. Thêm vào đó, hai cột chạm khắc hình người phụ nữ đỡ cột theo phong cách Erechtheyon Caryatids Hy Lạp.

 

nhà hát lớn thành phố đậm chất Tây

Tổng thể nhà hát hình thành từ phong cách kiến trúc Baroque, tạo nên kiến trúc Đông Dương khác biệt nhất tại Sài Gòn. Tuy nhiên, sau đó có các trào lưu nghệ thuật đương thời xuất hiện, mặt tiền của nhà hát cũng được biến đổi theo các xu hướng mới đó.

Bảo tàng Mỹ thuật 97A Phó Đức Chính, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1

Trong quá khứ, bảo tàng trước đây là dinh thự của đại gia Hứa Bổn Hòa, một trong bốn “đại gia” Sài Gòn xưa. Công trình được xây dựng hoàn thiện vào năm 1934 theo lối kiến trúc phong cách Indochine. Kiến trúc kết hợp nét văn hóa phương Đông và chất Pháp đầy lãng mạn.

 

công trình bảo tàng lịch mỹ thuật TPHCM

Nhiều món đồ vật có giá trị mỹ thuật như đồ gỗ cẩn ốc xà cừ, đồ gỗ chạm tinh xảo, đồ gốm,… từng tồn tại ở đây. Vào năm 1987, tòa nhà với 99 ô cửa được lập thành Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM. Cho đến hôm nay, vẻ đẹp kiến trúc cổ từ các họa tiết, hoa văn chạm trổ cầu kỳ, từ lối đi hành lang rộng lên đến mái ngói, cột ốp gốm, mái nhà gốm,… vẫn giữ nét đẹp theo năm tháng.

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Địa chỉ: 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, Quận 1

Đại diện cho lối kiến trúc Đông Dương cách tân, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam do kiến trúc sư người Pháp Delaval chủ trì và khởi xây vào năm 1926. Công trình là Blanchard de la Brosse trước đây, là bảo tàng đầu tiên ở Sài Gòn và miền Nam Việt Nam. Bảo tàng với vẻ giao thoa phong cách Tân cổ điển của Pháp và bản sắc văn hóa của Việt Nam như một dấu ấn về lịch sử kiến trúc.

Là một điểm nhấn kiến trúc Đông Dương ở Sài Gòn, bảo tàng gợi âm hưởng kiến trúc của ngôi nhà truyền thống Á Đông. Mặt bằng đối xứng, đại sảnh hình bát giác vươn cao với hai tầng mái dốc, tiền sảnh với bộ mái dốc 4 mái. Hệ thống mái nhà đều lợp ngói âm dương và trang trí rồng phượng cách điệu. Hệ thống giàn cây leo (pergola) bằng bê tông kiên cố chất Pháp. Tổng thể công trình kết nối logic khi kiến trúc, nội thất sử dụng nhiều màu sắc, chi tiết, hoa văn mang âm hưởng bản sắc văn hóa Việt.

bảo tàng lịch sử việt nam mang kiến trúc đông dương

Khách sạn Park Hyatt Saigon Địa chỉ: 2 Lam Son Square, Bến Nghé, Quận 1 

Nền móng là một ngôi biệt thự cổ được xây dựng vào thập niên 40, 50 thế kỷ trước, sau đó xây dựng thành khách sạn Park Hyatt Saigon. Một thoáng Đông Dương giữa lòng Sài Gòn hiện đại hôm nay vẫn còn khéo léo pha trộn nét cổ điển châu Âu với gam màu khí hậu nhiệt đới Việt Nam.

 

 kiến trúc khách sạn phong cách đông dương cách tân

Là một di sản thời Pháp ở giai đoạn cuối, khách sạn Park Hyatt Sài Gòn mang trong mình những chi tiết Indochine hiện đại hết sức thanh lịch và sang trọng. Kiến trúc thiết kế của khách sạn đã hạn chế đôi phần cổ điển để trở nên nhẹ nhàng và ấm cúng hơn.

Một số công trình kiến trúc Đông Dương khác tại Thành phố Hồ Chí Minh

kiến trúc khách sạn phong cách đông dương

Khách sạn Saigon Continental hòa quyện nét Á – Âu

chợ bến thành kiến trúc indochine

Chợ Bến Thành nét đẹp văn hóa lịch sử qua trăm năm

 kiến trúc đông dương ủy ban thành phố

Dinh Xã Tây – Ủy ban thành phố Hồ Chí Minh

ngân hàng nhà nước việt nam cổ kính

Ngân hàng Quốc gia trầm mặc, cổ kính qua lớp gạch đá thô sơ

 kiến trúc trường học kiểu đông dương

Kiến trúc trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai kiểu Đông Dương

 kiến trúc trường học á - âu

Trường Petrus Ký kiến trúc Đông Dương- Trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong

BOIS INDOCHINOIS: TƯ VẤN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC VÀ NỘI THẤT PHONG CÁCH INDOCHINE ĐÔNG DƯƠNGVăn Phòng: Lô 39 Liền kề 24 KĐT Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, Hà Nội

Xưởng sản xuất: Tân Lập – TT Phùng – Hà Nội

Tel0988620303

Emailnoithatbois@gmail.com

Website: www.bois.com.vn | www.bois.vn

Messenger: M.me/bois.vn

0988620303