Những vật liệu truyền thống đơn sơ, mộc mạc nhưng vẫn thể hiện được sức cuốn hút mãnh liệt và độc đáo.
Xem Nhanh Nội Dung
Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa sinh 1976 trong một gia đình thuần nông tại Quảng Bình. Sau khi tốt nghiệp cấp 3 và đỗ cùng lúc 3 trường đại học nổi tiếng đó là trường Đại học là ĐH Kiến Trúc Hà Nội, ĐH Bách Khoa, ĐH Xây dựng. Anh đang chọn Đại học Kiến Trúc Hà Nội là điểm xuất phát cho niềm đam mê mãnh liệt xây dựng nên những công trình kiến trúc nổi tiếng sau này.
-Năm 1999: Giải Vàng thiết kế dự thi của Tập đoàn Suzuki
-Năm 2002: Giải thưởng luận án tốt nghiệp xuất sắc khoa Kiến trúc ĐH Công nghiệp Nagoya; Giải thưởng Hội Kiến trúc sư Nhật Bản vùng Toukai.
-Năm 2004: Giải thưởng luận án thạc sĩ xuất sắc của khoa Xây dựng ĐH Tổng hợp Tokyo (Furuichi Award). Giải nhất cuộc thi Ashui 2004 với chủ đề “Tôn vinh Thành phố” cùng đồ án “Đô thị của Gió và Ánh sáng”
-Năm 2005: Giải thưởng của Tổng trưởng ĐH Tổng hợp Tokyo (Dean of The University of Tokyo Award)
-Năm 2006: -Giải nhất cuộc thi quốc tế phương án Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM (cùng cộng sự: KTS Kojima Kazuhiro, KTS Sanuki Daisuke) . Giải nhất cuộc thi thiết kế tòa soạn Báo Sài Gòn Giải Phóng (Cộng sự: KTS Kojima Kazuhiro, KTS Uno)
-Năm 2007: -Đạt huy chương vàng của cuộc thi Hội Kiến trúc sư châu Á (ARCASIA)
-Năm 2008: Giải Bạc Giải thưởng Holcim khu vực châu á – Thái Bình Dương; Giải thưởng Kiến trúc quốc tế IAA (International Architecture Award); Đề cử giải thưởng AR; Giải nhì Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia.
-Năm 2009: Huy chương bạc, giải thưởng Holcim toàn cầu 2009 (Cộng sự: KTS Kojima Kazuhiro, KTS Sanuki Daisuke) , Giải thưởng IAA 2009 (International Architecture Award) cho công trình Trung tâm văn hóa Cafe Trung Nguyên (Hà Nội)
-Năm 2010: Công trình Bar Gió và Nước đoạt giải thưởng Kiến Trúc quốc tế năm 2009, giải Green good design năm cho công trình Gian triển lãm Việt Nam tại Expo Thượng Hải
-Năm 2011: Giải Green 2010, Công trình Nhà hàng tre Bamboo Wing đoạt giải Kiến trúc Quốc tế 2011, Huy chương Vàng Hội Kiến trúc sư châu Á (ARCASIA), Giải thưởng quốc tế FuturArc Green Leadership Award về Kiến trúc thương mại cho công trình wNw Bar (Bình Dương
-2013: Công trình Nhà hội nghị Đại Lải đoạt giải Kiến trúc Quốc tế
– 2014, 2015, 2017, 2018: giải thưởng Kiến trúc xanh (Green Good Design) với hàng loạt các công trình mang tên: Farming Kindergaten, S-house, Atlas Hotel, Sơn La Ceremonial Dome, Stacked Planters…
Năm 1996 anh nhận được học bổng toàn phần do chính phủ Nhật tài trợ để theo khoa Kiến trúc Học viện Kỹ thuật Nagoya. Năm 2002, anh tốt nghiệp thủ khoa và tiếp tục giành học bổng hạng ưu của Đại học Tokyo. Năm 2005, anh tiếp tục giành giải cho những nghiên cứu xuất sắc khi anh làm luận án tiến sĩ. Năm 2006, anh thành lập công ty Vo Trong Nghia Architects
sự sáng tạo không ngừng trong cách thiết kế kiến trúc, gắn liền với thiên nhiên, cảnh quan xung quanh và văn hóa bản địa nơi xây dựng công trình. Anh quan niệm, đây không chỉ là cách để cải tạo môi trường đô thị mà con mang ý nghĩa về sự bình an, trong lành, thư giãn cho mọi người xung quanh.
Anh yêu thích những chất liệu mang hơi hướng thân thiện với môi trường xung quanh. Những công trình kiến trúc bằng tre của Võ Trọng Nghĩa không chỉ là thành tựu trong việc nghiên cứu, ứng dụng trong xây dựng mà còn là điểm khởi đầu xu hướng mới trong việc sử dụng các chất liệu tự nhiên trong các công trình kiến trúc trong và ngoài nước.
Những vật liệu mộc mạc, gần gũi mang đến một không gian trong lành, xanh mát, gần gũi với thiên nhiên mà vẫn đảm bảo được tiêu chí bền đẹp trong quá trình xây dựng.
Tất cả những thiết kế trên không những giúp cho Võ Trọng Nghĩa có thể khẳng định tên tuổi cũng như phong cách riêng của mình mà còn góp phần rất lớn trong việc hạn chế tác động xấu đến môi trường tự nhiên, bảo vệ bầu không khí trong lành, xanh mát.
Mang lại không gian thiền – thư thái, bình yên. Điều dễ dàng nhận thấy trong các công trình kiến trúc của anh đó là một không gian ngập tràn sắc xanh kết hợp với kiến trúc độc đáo từ các vật liệu tự nhiên như tre nứa, rơm rạ, gió nước và ánh sáng. Tất cả những nỗ lực trong thiết kế của KTS Nghĩa và các cộng sự của mình đều xoay quanh một tầm nhìn sáng tạo, đột phá nên phong cách kiến trúc kết hợp với yếu tố từ tự nhiên. Những công trình kiến trúc của anh không chỉ giúp làm đẹp cho kiến trúc thành phố, hạn chế những tác động xấu đến môi trường tự nhiên mà còn mang đến cảm giác thanh bình, thư thái, bình yên
Đây là một trong những công trình nổi tiếng nhất của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa được hoàn thành thành vào tháng 3/2006. Với diện tích lên đến 1.200m2 tại tỉnh Bình Dương. Công trình này từng được giải nhì Công trình bằng tre quốc tế năm 2007 và giải thưởng IAA năm 2008. Thời gian từ thi công đến thiết kế lên tới gần 1 năm với chi phí lên tới 1 tỷ đồng.
Với chất liệu tre chủ đạo, kết hợp với những yếu tố tự nhiên như gió, nước và nguyên lý khí động học làm mát không gian bên trong. Giúp cho công trình không cần sử dụng hệ thống thông hơi và điều hòa mà vẫn đảm bảo được sự thông thoáng, mát mẻ cho khách hàng tới trải nghiệm dịch vụ.
quán cafe bằng tre. Tạo hình kiến trúc bên ngoài quán vô cùng độc đáo, lạ mắt. Điểm nổi bật của công trình kiến trúc này đó là chất liệu tre được tạo hình một cách độc đáo, mới mẻ, làm nổi bật lên vẻ đẹp sang trọng, cuốn hút nhưng vẫn gần gũi, thân thuộc, mang đến cảm giác thư giãn, thoải mái cho người sử dụng.
Đây là công trình có ý nghĩa nhân văn vô cùng lớn. Xây dựng mô hình nhà trẻ Farming Kindergarten như một mái nhà xanh có thể giải quyết được toàn bộ vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm, không gian xanh, khoảng không gian vui chơi và giúp cho trẻ em có thể nhận thức được tầm quan trọng của nông nghiệp trong cuộc sống thường ngày.
Toàn bộ công trình khi nhìn từ trên cao. Những mái nhà xanh bao xanh 3 sân nhỏ tạo thành bức tường bảo vệ an toàn cho trẻ nhỏ. Mới đây, nhà trường đã xây dựng vườn rau thực nghiệm trên mái nhà với diện tích lên tới 200m2, nhằm phục vụ cho giáo dục nông nghiệp cũng như cung cấp nguồn rau sạch cho nhà trẻ sử dụng hằng ngày.
Được thiết kế tổng thể với 7 khu lớn bao gồm: Giảng đường, khu nghiên cứu học tập của giảng viên và sinh viên; khu ký túc xá phục vụ cho sinh viên và rất nhiều các không gian công viên, cây xanh nằm trên mảnh đất rộng tới 30ha. Mặt tiền của giảng đường đại học được thiết kế ô vuông đặc rỗng so le nhau tạo nên nhịp điệu đơn giản nhưng vô cùng ấn tượng. Đan xen các ô vuông là vô số các loại cây xanh, tiểu cảnh, tạo nên không gian rộng rãi, thoáng đãng và trong lành.
Tạo hình các ô vuông so le nhau đơn giản nhưng mang đến hiệu ứng không gian vô cùng ấn tượng. Bên cạnh đó, việc trồng cây tại các ô cửa kính sẽ giúp cho tòa nhà có thể hạn chế được ánh nắng trực tiếp mà vẫn cung cấp đầy đủ ánh sáng tự nhiên, không cần sử dụng đến ánh sáng đèn điện vào ban ngày.
Công trình kiến trúc do kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa thực hiện lấy ý tưởng từ hình cánh chim được tạo hình từ những thanh tre mộc mạc, gần gũi nhưng vẫn thể hiện được sức cuốn hút riêng của mình. Chất liệu tre không chỉ sử dụng như một vật liệu trang trí khi hoàn tất công trình mà nó được sử dụng như một nguyên liệu chính xuyên suốt không gian. Một lần nữa tre được sử dụng như một vật liệu chính xuyên suốt công trình
Bamboo Stalactite Pavilion được xây dựng tại thành phố Venice (Italia) vào tháng 5 năm 2018. Công trình Bamboo Stalatite hay còn được gọi với một tên khác là “nhũ tre” gồm 11 mô-đun, được sử dụng vật liệu tre hoàn toàn. Sự linh hoạt của chất liệu này đã mang đến một không gian kiến trúc cực kỳ thân thiện, hài hòa với thiên nhiên xung quanh. Cũng nhờ mẫu thiết kế đỉnh cao này mà trong năm 2019, kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa cùng cộng sự đã vinh dự nhận được “giải thưởng Kiến trúc Xanh – Green Good Design Awards”. Hình ảnh của dự án đặc biệt này cũng sẽ được in màu nổi bật trong cuốn sách có tựa đề: Good Design Yearbook for 2018 – 2019
Sự xuất hiện của cây xanh giúp mang đến bầu không khí trong lành. Công trình tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh này được VTN Architects hoàn thành vào năm 2019. Với diện tích 3,9 x 17,8m, kiến trúc sư đã khéo léo thiết kế một “bức màn xanh” từ cây cối để vừa tạo không gian mở, tiết chế được cường độ ánh sáng chiếu vào bên trong ngôi nhà lại vừa giữ được sự riêng tư cần thiết.
Công trình đặc biệt này như một điểm nhấn vô cùng thân thiện giữa lòng thành phố. Và đương nhiên rồi Breathing House cũng chính là mẫu thiết kế đã đạt giải thưởng Kiến trúc xanh danh giá.
Không gian quán cafe xanh được KTS Võ Trọng Nghĩa và cộng sự hoàn thiện, Không gian quán thoáng đãng mà vẫn giữ được nét riêng tư cần có. Công trình này được xây dựng trên một tầng áp mái của một tòa nhà lớn tại thành phố Vinh. Được hoàn thiện vào năm 2018, không gian này đã mang đến cho du khách một trải nghiệm không thể tuyệt vời hơn. Những cột bê tông được khéo léo che phủ bởi chất liệu tre mộc mạc vừa làm giảm đi sự cứng nhắc lại vừa tạo ra những khoảng riêng tư thú vị.
“Cha đẻ” của Huyền thoại Tre là KTS Võ Trọng Nghĩa – một trong số ít ỏi các KTS thành danh về tre trên toàn cầu. Ông là người đã mang tre của Việt Nam đến với thế giới, thổi hồn vào các tác phẩm nghệ thuật độc đáo và được thế giới đón nhận
Khoảng 2016, tôi bắt đầu biết tới con số triệu đô la. Giai đoạn đó, nhiều, rất nhiều hợp đồng đổ về với công ty. Thế nhưng phải thừa nhận một điều là làm KTS rất khó giàu và hiếm người giàu nhờ kiến trúc.
Cuộc đời và sự nghiệp của kiến trúc sư Võ trọng Nghĩa. Sự nghiệp của kiến trúc sư trẻ tài tăng Võ Trọng Nghĩa gắn liền với những công trình kiến trúc mang hơi thở từ thiên nhiên. Những vật liệu truyền thống đơn sơ, mộc mạc
KTS Võ Trọng Nghĩa nếu công trình tốt và chất lượng thì bản thân nó đã có giá trị trong xã hội, góp phần giúp nhiều người cùng biết đến kiến trúc Việt Nam Hơn 40 năm không xem tivi, không dùng mạng xã hội, không tiệc sinh nhật