fbpx

Ngôi nhà vườn kiến trúc Á-Đông cổ ở số 115 Hàng Bạc

04-09-2024 by Phanblogs@bois.com.vn

Ngôi nhà vườn kiến trúc Á-Đông cổ ở số 115 Hàng Bạc: Ngôi nhà được xây dựng năm 1944, hoàn thành năm 1949, thiết kế bởi kiến trúc sư Phạm Khắc Hệ.

Ngôi nhà có dạng ống và rất sâu, mặt tiền số 115 phố Hàng Bạc trước kia là cửa hiệu lọc vàng của cụ Quảng Thái, ở sâu phía trong còn có một ngôi biệt thự vườn bề thế kiểu kiến trúc Á-Đông, đó chính là tư dinh của cụ Quảng Thái cùng gia đình, có cổng thông ra số 6 phố Đinh Liệt.

Ngày nay ngôi nhà 115 Hàng Bạc đã được cải tạo lại nên không còn giữ được kiến trúc ban đầu, tuy nhiên ngôi biệt thự phía trong vẫn còn được gia đình cụ Quảng Thái giữ nguyên và trở thành ngôi nhà vườn độc đáo duy nhất còn sót lại của phố cổ Hà Nội.
Nổi bật với mặt tiền hẹp và dài, đặc trưng của nhà ống phố cổ. Phía trong, ngôi nhà được chia thành nhiều gian nhỏ, mỗi gian có chức năng riêng biệt, từ khu vực kinh doanh phía trước đến không gian sinh hoạt gia đình ở phía sau. Nội thất được trang trí bằng các chi tiết gỗ chạm khắc tinh xảo, thể hiện sự tài hoa của nghệ nhân thời bấy giờ. ở bất cứ đâu trong ngôi nhà, người ta cũng có thể bắt gặp sự kết hợp tinh tế các chi tiết kiến trúc đặc trưng của phương Đông và phương Tây.

Phía sau những cột gỗ lim nâu ấm áp chia cách từng không gian là những căn phòng nhỏ của từng thành viên. Trên cánh cửa phòng, cửa sổ hay trên tường ngôi nhà luôn xuất hiện đan xen hình ảnh con dơi và chữ “thọ”. “Thọ” biểu tượng cho sức khỏe, còn “dơi” có cách đọc đồng âm với chữ “phúc” và có mặt trong bộ tứ: “long, ly, quy, phượng” truyền thống của văn hoá người Việt.

Sự kết hợp hai chi tiết như lời cầu mong hạnh phúc và trường thọ của chủ nhân ngôi nhà cho con cháu. Nét đặc sắc nhất trong phong cách Việt thể hiện ở mái ngói nhà uốn cong vút ở đầu đao. Ở mỗi góc đầu đao là hình mây cách điệu uyển chuyển. Trên không gian tầng hai, khu vực ngoài ban công là mái thoáng, giàn hoa sân thượng theo đúng phong cách kiến trúc Pháp. Ngoài ra còn có bộ bàn ghế cổ mang họa tiết phong cách Louis XIV đặt trong gian phòng khách.

Tuy không phải di tích lịch sử văn hóa, song ngôi nhà vườn ở số 115 Hàng Bạc (số 6 Đinh Liệt) lâu nay vẫn được biết đến là công trình kiến trúc thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách thập phương mỗi khi đến phố cổ Hà Nội tham quan, nhất là khách nước ngoài.

Đây được xem là “nhân chứng sống” cho sự giao thoa giữa kiến trúc phương Tây và phương Đông, giữa nét đẹp điển hình của biệt thự Pháp cổ với vẻ đẹp đặc trưng của đình làng truyền thống Việt những năm đầu thế kỷ XX. Không chỉ được nhiều chuyên gia nước ngoài đánh giá cao, nơi đây còn từng được UBND TP Hà Nội đưa vào danh sách “nhà ở có giá trị cần bảo tồn” từ cách đây 14 năm.

Ngôi nhà vườn kiến trúc Á-Đông cổ ở số 115 Hàng Bạc

Ngôi nhà vườn kiến trúc Á-Đông cổ ở số 115 Hàng Bạc

Bức ảnh chụp cụ Phạm Thị Tề do một du khách người nước ngoài tìm đến tham quan ngôi nhà và chụp tặng gia chủ. Bức ảnh này hiện vẫn đang được các con của cụ Tề lưu giữ cẩn thận tại căn phòng lưu niệm nằm trên tầng 2 ngôi biệt thự vườn.

Bức ảnh chụp cụ Phạm Thị Tề do một du khách người nước ngoài tìm đến tham quan ngôi nhà và chụp tặng gia chủ. Bức ảnh này hiện vẫn đang được các con của cụ Tề lưu giữ cẩn thận tại căn phòng lưu niệm nằm trên tầng 2 ngôi biệt thự vườn.

Hình ảnh tư liệu về ngôi nhà vườn năm xưa với kiến trúc độc đáo được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước khen ngợi

Hình ảnh tư liệu về ngôi nhà vườn năm xưa với kiến trúc độc đáo được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước khen ngợi

 cho đến nay vẫn giữ được nguyên vẹn nét kiến trúc cổ kính xưa, là công trình có giá trị đặc sắc về kiến trúc,

cho đến nay vẫn giữ được nguyên vẹn nét kiến trúc cổ kính xưa, là công trình có giá trị đặc sắc về kiến trúc,

ngôi nhà vườn có kiến trúc độc đáo này được vợ chồng cụ Phạm Văn Thanh và cụ Phạm Thị Tề xây mới trên mảnh đất ở số 115 Hàng Bạc thông sang số 6 Đinh Liệt

ngôi nhà vườn có kiến trúc độc đáo này được vợ chồng cụ Phạm Văn Thanh và cụ Phạm Thị Tề xây mới trên mảnh đất ở số 115 Hàng Bạc thông sang số 6 Đinh Liệt

Thời điểm đó, để có tiền mua được mảnh đất có vị trí đắc địa và diện tích rộng gần 600 mét vuông này, vợ chồng ông chủ tiệm vàng Sư Tử nức tiếng lúc bấy giờ đã phải bán đi 3 căn nhà khang trang khác ở phố Hàng Vôi, Cầu Gỗ và Hàng Bè. Nghe đâu số tiền bỏ ra mua đất cũng xấp xỉ hơn 50 nghìn đồng tiền Đông Dương, mua được cả trăm cây vàng.

Thời điểm đó, để có tiền mua được mảnh đất có vị trí đắc địa và diện tích rộng gần 600 mét vuông này, vợ chồng ông chủ tiệm vàng Sư Tử nức tiếng lúc bấy giờ đã phải bán đi 3 căn nhà khang trang khác ở phố Hàng Vôi, Cầu Gỗ và Hàng Bè. Nghe đâu số tiền bỏ ra mua đất cũng xấp xỉ hơn 50 nghìn đồng tiền Đông Dương, mua được cả trăm cây vàng.

XEM THÊM: Kiến trúc á đông

Phong cách thiết kế nội thất phòng ngủ phong cách Indochine (Đông Dương) đang thu hút sự quan tâm và đánh dấu sự tồn tại của mình qua những công trình kiến trúc đẳng cấp, mang đậm dấu ấn thời đại. Phòng ngủ phong cách Indochine tạo không gian "nghỉ dưỡng" ấm cúng, hoài cổ, nhưng vẫn sang trọng và đẳng cấp.

Phong cách thiết kế nội thất phòng ngủ phong cách Indochine (Đông Dương) đang thu hút sự quan tâm và đánh dấu sự tồn tại của mình qua những công trình kiến trúc đẳng cấp, mang đậm dấu ấn thời đại. Phòng ngủ phong cách Indochine tạo không gian “nghỉ dưỡng” ấm cúng, hoài cổ, nhưng vẫn sang trọng và đẳng cấp.

Phòng ngủ phong cách Indochine nhận được nhiều sự quan tâm và đón nhận của đông đảo gia chủ.

 

KHÔNG GIAN NỘI THẤT MỘT GIA ĐÌNH GIÀU CÓ Ở VĨNH YÊN NĂM 1920. Dường như chủ nhân ngôi nhà là tổng đốc trở lên nếu xét theo thời đại ngày nay thì là quan cấp tỉnh hoặc “Đại gia”. Ảnh cho thấy một không gian nội thất trang trí theo phong cách Á Đông

KHÔNG GIAN NỘI THẤT MỘT GIA ĐÌNH GIÀU CÓ Ở VĨNH YÊN NĂM 1920. Dường như chủ nhân ngôi nhà là tổng đốc trở lên nếu xét theo thời đại ngày nay thì là quan cấp tỉnh hoặc “Đại gia”. Ảnh cho thấy một không gian nội thất trang trí theo phong cách Á Đông

Nội thất Dinh Độc Lập là một sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc Tân Baroque của Pháp và phong cách Á Đông truyền thống. Trước là Dinh Thống Đốc Nam Kỳ (xây dựng từ năm 1868 đến năm 1875) được thiết kế theo phong cách Tân Baroque,

Nội thất Dinh Độc Lập là một sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc Tân Baroque của Pháp và phong cách Á Đông truyền thống. Trước là Dinh Thống Đốc Nam Kỳ (xây dựng từ năm 1868 đến năm 1875) được thiết kế theo phong cách Tân Baroque,

Kiến trúc dinh thự Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu. Nay là sứ quán Trung Quốc 46 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam Năm 1924, hội Khai Trí Tiến Đức tổ chức cuộc thi kiến trúc. Đề thi là thiết kế một biệt thự nằm trên một lô đất tại Hà Nội

Kiến trúc dinh thự Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu. Nay là sứ quán Trung Quốc 46 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam Năm 1924, hội Khai Trí Tiến Đức tổ chức cuộc thi kiến trúc. Đề thi là thiết kế một biệt thự nằm trên một lô đất tại Hà Nội

Thiết kế Á Đông đương đại, nơi hiện đại và truyền thống giao thoa Không chỉ là sự kết hợp giữa nhiều nền văn hóa, phong cách Á Đông đương đại còn là sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, chú trọng đến công năng sử dụng lẫn đường nét tinh tế.

Thiết kế Á Đông đương đại, nơi hiện đại và truyền thống giao thoa Không chỉ là sự kết hợp giữa nhiều nền văn hóa, phong cách Á Đông đương đại còn là sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, chú trọng đến công năng sử dụng lẫn đường nét tinh tế.

Bẵng đi một thời gian sau độc lập, cho đến vài năm trở lại đây, phong cách Indochine đã quay trở lại và ghi dấu ấn trong nhiều công trình hiện đại. “Nụ hôn kiểu pháp trên đôi môi cô nàng Á Đông” đã đánh thức hoài niệm

Bẵng đi một thời gian sau độc lập, cho đến vài năm trở lại đây, phong cách Indochine đã quay trở lại và ghi dấu ấn trong nhiều công trình hiện đại. “Nụ hôn kiểu pháp trên đôi môi cô nàng Á Đông” đã đánh thức hoài niệm

Kiến trúc thời kỳ thuộc địa ở hà nội từ hình ảnh châu âu thu nhỏ đến một đô thị mang phong cách á đông Ts. Kts Nguyễn Đình Toàn Năm 1873 là mốc đánh dấu sự xâm chiếm Hà Nội của thực dân Pháp. 

Kiến trúc thời kỳ thuộc địa ở hà nội từ hình ảnh châu âu thu nhỏ đến một đô thị mang phong cách á đông Ts. Kts Nguyễn Đình Toàn Năm 1873 là mốc đánh dấu sự xâm chiếm Hà Nội của thực dân Pháp.

0988620303