fbpx
Bẵng đi một thời gian sau độc lập, cho đến vài năm trở lại đây, phong cách Indochine đã quay trở lại và ghi dấu ấn trong nhiều công trình hiện đại. “Nụ hôn kiểu pháp trên đôi môi cô nàng Á Đông” đã đánh thức hoài niệm, tìm lại chốn quen thân thuộc trong từng không gian sinh hoạt thường nhật.

Thiết kế nội thất phong cách đông dương. Nụ hôn kiểu pháp trên đôi môi cô nàng Á Đông

28-09-2021 by Phanblogs@bois.com.vn

Bẵng đi một thời gian sau độc lập, cho đến vài năm trở lại đây, phong cách Indochine đã quay trở lại và ghi dấu ấn trong nhiều công trình hiện đại. “Nụ hôn kiểu pháp trên đôi môi cô nàng Á Đông” đã đánh thức hoài niệm, tìm lại chốn quen thân thuộc trong từng không gian sinh hoạt thường nhật.

VIỆN ĐẠI HỌC ĐÔNG DƯƠNG ♦︎ Năm xưa: Viện Đại học Đông Dương ♦︎ Ngày này: Khoa Hóa Học - Trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội (https://www.chemvnu.edu.vn) ♦︎ Địa chỉ: Số 19 phố Lê Thánh Tông, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội Tác phẩm đầu tiên theo phong cách Kiến trúc Đông Dương được xây dựng ở Hà Nội do kiến trúc sư E.Hébrard thiết kế năm 1924 là Toà nhà chính của khu Đại học Đông Dương đã hình thành trước đó. Toạ lạc tại vị trí án ngữ một đại lộ lớn lúc bấy giờ – Boulevard Carreau (phố Lý Thường Kiệt ngày nay), xế phía trước lại có một vườn hoa nhỏ, công trình đã tạo ra một điểm nhấn đô thị nổi bật. Theo thiết kế ban đầu thì đây là một công trình mang phong cách Tân cổ điển với cấu trúc hình khối kiến trúc đăng đối hoàn toàn, mặt bằng không gian theo kiểu chính thống, nhấn mạnh khối sảnh trung tâm, hai phía là giảng đường lớn và thư viện được bố trí trên hai tầng nhà. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng, Hébrard đã thay đổi hầu như hoàn toàn hình thức mặt đứng công trình bằng cách đưa vào khá nhiều thành phần kiến trúc Á Đông. Điểm nhấn cho khối trung tâm là bộ mái ngói nhiều lớp theo hình thức bát giác, giữa các lớp mái là các cửa nhỏ trang trí hoa văn bên cạnh hàng con sơn đỡ mái theo kiểu Trung Hoa cổ. Bộ mái ngói còn được sử dụng như một hình thức kết thúc phương đứng ở hai cánh nhà, ở tiền sảnh phía sau nhà. Các cửa sổ cũng được che bởi các ô văng chéo dán ngói. Hệ thống cửa của công trình cũng được kiến trúc sư – tác giả hết sức lưu tâm. Cửa ra vào chính là một cửa dạng vòm có độ cao tương đương hai tầng nhà được trang trí bằng kính và kim loại theo phong cách Art Nouveau, không chỉ làm đẹp cho công trình khi nhìn từ ngoài vào mà làm tăng tính thẩm mỹ cho khu đại sảnh khi nhìn từ trong ra. Các cửa sổ mở rộng kiểu cuốn vòm ở tầng 1 được nhóm thành hai cửa sổ hình chữ nhật ở tầng 2 cùng các cửa nhỏ trên mái sảnh tạo ra sự biến hoá nhưng vẫn mang tính thống nhất cao. Các họa tiết trang trí Á Đông được sử dụng rộng rãi, mặt tiền tòa nhà được trang trí bởi các hình hoa văn chữ triện, hình bát giác rất phổ biến trong kiến trúc đình chùa Việt cổ, các hình này còn được nhắc lại trên các diềm mái càng làm tôn nổi tính bản địa của công trình. Nhắc tới Đại học Đông Dương thì chúng ta không thể bỏ qua phần nội thất của công trình. Nếu mặt ngoài toà nhà mang dáng vẻ Á Đông thì phần nội thất lại chủ yếu theo tinh thần kinh viện Châu Âu. Chính sảnh được phủ bởi một bộ vòm hai lớp với các hàng cột, các hoạ tiết trang trí kiểu Tân cổ điển. Các không gian lớn và thoáng đãng đặc trưng của các đại học lớn ở Pháp thời bấy giờ. Đặc biệt là trong giảng đường chính có bức tranh tường lớn nhất Việt Nam do hoạ sĩ Victor Tardieu thực hiện, mô tả cuộc sống của người Hà Nội đầu thế kỷ 20 với sự hiện diện của 200 nhân vật đại diện cho xã hội thời bấy giờ. Công trình Đại học Đông Dương có thể được coi là thử nghiệm đầu tiên của E. Hébrard theo phong cách kết hợp nên còn thiếu sự ăn nhập giữa nội – ngoại thất công trình. Tuy nhiên với hình khối được tổ chức chuẩn mực theo tinh thần cổ điển kết hợp với các hình thức trang trí mặt đứng theo tinh thần Á Đông, toà nhà chính Đại học Đông Dương có thể coi là công trình tiên phong của trường phái Kiến trúc Đông Dương, một sự kết hợp thành công bước đầu giữa kiến trúc nói riêng và văn hoá Phương Đông và Phương Tây nói chung ở Hà Nội

VIỆN ĐẠI HỌC ĐÔNG DƯƠNG

Indochine là bản giao hưởng giữa văn hóa Pháp và sự tinh tế, truyền thống của Việt Nam vào thế kỷ 20. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong các công trình kiến trúc, nội thất.

Indochine – Tìm lại chốn quen trong không gian nội thất

,thiết kế nhà phong cách indochine ,phong cách thiết kế indochine là gì ,nhà ống phong cách indochine ,bàn ăn phong cách indochine ,căn hộ phong cách indochine ,indochine style ,nhà phố phong cách indochine ,công ty tnhh tư vấn thiết kế kiến trúc và nội thất bois ,thiết kế nội thất phong cách đông dương ,nội that grand bois ,sofa phong cách đông dương ,nội that đông dương ,đồ nội thất indochine ,đồ gỗ grand bois

Gạch bông là vật liệu ưu tiên sử dụng cho sàn nhà của những khu vực sinh hoạt chung

Phong cách Đông Dương được thể hiện sắc nét hơn cả trong không gian nội thất. Gạch bông là vật liệu ưu tiên sử dụng cho sàn nhà của những khu vực sinh hoạt chung. Đặt thêm vào trong đó là những món đồ đồ nội thất bằng gỗ, mây tre đan được chế tác tỉ mỉ. Từng con tiện, hình kỷ hà, hình tĩnh vật, hình hoa lá… đều mang đậm bản sắc văn hóa An Nam.

một số hình ảnh nội thất phong cách đông dương nội thất indochine style

một số hình ảnh nội thất phong cách đông dương nội thất indochine style

Kết hợp với đó là cách lựa chọn những món đồ decor, tĩnh vật, phù điêu trang trí có chiều sâu. Và không thể thiếu cả nét vẽ uốn cong quyến rũ của của phong cách tân cổ điển Pháp. Tất cả các chi tiết đều đã được giản lược và dung hòa, phối kết hợp khéo léo tạo nên một không gian thụ hưởng vừa gần gũi, thân thiện, lại vẫn thấy được sự vương giả sang trọng.
Trong suốt chiều dài lịch sự hình thành và phát triển, Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nhiều nền văn hóa. Tất cả đều được ghi dấu trong những công trình kiến trúc, nội thất và cả thói quen sinh hoạt của người bản địa. Vì vậy không quá khó hiểu khi phong cách Indochine có nhiều biến thể khác nhau.

sự kết hợp tinh tế của phong cách tân cổ điển Pháp với mộc mạc, nên thơ và thi vị của làng quê Việt…

sự kết hợp tinh tế của phong cách tân cổ điển Pháp với mộc mạc, nên thơ và thi vị của làng quê Việt…

Đó có thể là sự uy nghi, quyền quý, nội thất sơn son, mái ngói âm dương, chi tiết điêu khắc trạm trổ cầu kỳ của thời kỳ phong kiến Trung Quốc. Hoặc đặc trưng của văn hóa Champa miền Trung với sự hiện diện của những bức tượng, phù điêu, biểu tượng tôn giáo du nhập từ thương lái Ấn Độ. Hay những nét thơ mộng, nhẹ nhàng mà thanh lịch của nhã nhặn cung đình Huế. Đôi khi, nó còn là sự kết hợp tinh tế của phong cách tân cổ điển Pháp với mộc mạc, nên thơ và thi vị của làng quê Việt…

Mang trong mình nét đẹp truyền thống nhưng không hề cũ kỹ, lỗi mốt

Mang trong mình nét đẹp truyền thống nhưng không hề cũ kỹ, lỗi mốt

Qua đôi bàn tay của KTS, tất cả đã được biến tấu một một cách hài hòa để phù hợp với tính thời đại. Mang trong mình nét đẹp truyền thống nhưng không hề cũ kỹ, lỗi mốt. Ngược lại, không gian đó trở thành nơi để tìm kiếm sự hoài niệm, chốn quen thân thuộc cho việc thụ hưởng và tái tạo năng lượng. Chính những giá trị bền vững ấy đã khiến Indochine trở thành phong cách thiết kế được ưa chuộng trong rất nhiều dự án siêu biệt thự, khách sạn, resort, nhà hàng, du thuyền và cả nhà ở dân dụng.

Phong cách thiết kế Indochine trong kiến trúc

biệt thự, nhà vườn thực sự là “mảnh đất màu mỡ” để cả KTS và chủ nhà đưa dấu ấn của phong cách Indochine vào từng ngóc ngách

biệt thự, nhà vườn thực sự là “mảnh đất màu mỡ” để cả KTS và chủ nhà đưa dấu ấn của phong cách Indochine vào từng ngóc ngách

Người ta hay nhắc nhiều đến phong cách Đông Dương qua nội thất. Song, tổng thể kiến trúc cũng được nhiều gia chủ quan tâm chọn lựa. Có lẽ nhà phố sẽ khó thể hiện vì quỹ đất eo hẹp. Nhưng biệt thự, nhà vườn thực sự là “mảnh đất màu mỡ” để cả KTS và chủ nhà đưa dấu ấn của phong cách Indochine vào từng ngóc ngách, khối hình.
Tuy vậy, Indochine trong kiến trúc nhà ở đã có sự chọn lọc để tương thích với xã hội hiện đại, với vấn đề biến đổi khí hậu và một xu hướng sống xanh bền vững.

thiết kế phong cách đông dương indochine ,indochine style interior

Mang đến một không gian nghỉ dưỡng, tận hưởng lý tưởng đúng với tinh thần của biệt thự, nhà vườn.

Nhiều đường nét trang trí cầu kỳ của tân cổ điển Pháp đã được giản lược. Nhưng vẫn giữ được cái hồn của sự sang trọng, cao quý. Xen lẫn trong đó là hơi thở của thiên nhiên thông qua cách lựa chọn vật liệu gạch hoa gió, dàn pergola… Không chỉ có tác dụng trang trí, đây còn là giải pháp lấy sáng, tạo thông thoáng hiệu quả. Mang đến một không gian nghỉ dưỡng, tận hưởng lý tưởng đúng với tinh thần của biệt thự, nhà vườn.

Nguồn: KTS Đoàn Tú- Thanhtra.com.vn
Ảnh: Bois Indochine

 (Indochine Style) là lối kiến trúc lộng lẫy nhất thời Viễn Đông vào khoảng đầu thế kỉ XX. Du nhập từ Pháp vào thời thuộc địa, phong cách Đông Dương được người Việt cải biến

(Indochine Style) là lối kiến trúc lộng lẫy nhất thời Viễn Đông vào khoảng đầu thế kỉ XX. Du nhập từ Pháp vào thời thuộc địa, phong cách Đông Dương được người Việt cải biến

Cho tới ngày nay những công trình kiến trúc phong cách Đông Dương vẫn luôn có một vị trí đặc biệt trong lòng người luôn trân trọng giá trị vẻ đẹp truyền thống

Cho tới ngày nay những công trình kiến trúc phong cách Đông Dương vẫn luôn có một vị trí đặc biệt trong lòng người luôn trân trọng giá trị vẻ đẹp truyền thống

Từ những nhu cầu đó, phong cách Đông Dương đã được làm mới và cách tân hòa nhập vào xu thế hiện đại

Từ những nhu cầu đó, phong cách Đông Dương đã được làm mới và cách tân hòa nhập vào xu thế hiện đại

Ernest Hébrard – Kiến trúc sư đầu tiên và cũng có thể nói là vị cha đỡ đẻ của xu hướng thiết kế nội thất này

Ernest Hébrard – Kiến trúc sư đầu tiên và cũng có thể nói là vị cha đỡ đẻ của xu hướng thiết kế nội thất này

Phong cách kiến trúc Đông Dương

Phong cách kiến trúc Đông Dương

0988620303