Me Tư Hồng – người đàn bà khuynh đảo Hà Nội một thời ( BOIS INDOCHINE xin được đăng tải dưới góc nhìn kiến trúc của mình)
19-10-2020 by Phanblogs@bois.com.vn
Me Tư Hồng – người đàn bà khuynh đảo Hà Nội một thời ( BOIS INDOCHINE xin được đăng tải dưới góc nhìn kiến trúc của mình)
Nhà 34 Quán Sứ, 1 trong số 10 ngôi nhà liền kề còn lại ( Nghe nói chủ cũ của nó là cô Tư Hồng ). Một số vật liệu xây dựng được mang về từ thành Hà Nội.Me Tư Hồng – người đàn bà khuynh đảo Hà Nội một thời ( BOIS INDOCHINE xin được đăng tải dưới góc nhìn kiến trúc của mình)
- indochine style interior
- biệt thự phong cách indochine
- resort phong cách đông dương
Trong sách, tác giả tô đậm một sự kiện nổi bật trong cuộc đời cô Tư Hồng là vào năm 1894. Với tư cách bà chủ công ty buôn bán Tư Hồng An Nam, cô trúng thầu phá tường thành Hà Nội. Đó là thành do vua Gia Long xây dựng đầu thế kỷ 19 với diện tích nhỏ hơn Hoàng thành thời Hậu Lê.
- căn hộ phong cách đông dương
Sinh năm 1868 ở Nam Định hoặc Hà Nam, tạo dựng nghiệp lớn ở Hà Nội, cô Tư Hồng nổi danh về tài buôn bán, làm từ thiện, về nhan sắc bị ông già xem tướng phán là “dâm”, và về tính cách quyết liệt, bản lĩnh đi kèm điều tiếng hơn người.
- Cô Tư Hồng cũng đứng sau những công trình có tính lịch sử ở Hà Nội
Cô Tư Hồng cũng đứng sau những công trình có tính lịch sử ở Hà Nội, hiện vẫn tồn tại quanh hồ Hoàn Kiếm hay khu phố Tây. Đó là 2 chiếc ghế đá công cộng đầu tiên của Hà thành ở 16 Lê Thái Tổ ngày nay, dãy nhà cho thuê ở phố Quán Sứ, trường Puginier tức trường Việt Đức bây giờ…
Người đàn bà này có tên thời con gái là Trần Thị Lan, sau này được dân gian gọi là “Me” Tư Hồng vì lấy chồng Tàu rồi lấy chồng Tây. Chữ “Hồng” là tên người chồng Hoa, còn “Tư” là chức quan tư hậu cần của người chồng Pháp Laglan.
Trước đó, cô Tư Hồng có một đời chồng Việt, trong tiểu thuyết tên là Hà, người chồng nghèo khó và hèn nhát ở quê nhà mà cô đã bỏ lại sau lưng, đến nơi phố thị để mong mỏi một cuộc đời tươi sáng hơn.
“Cô Tư Hồng là ai, công tội ra sao?” là câu hỏi không dễ trả lời. Tiểu thuyết cung cấp cho độc giả một góc nhìn khá đầy đủ về tư liệu, với thái độ tôn trọng và nhân văn hóa hình tượng một người đàn bà kỳ lạ trong lịch sử Hà Nội thế kỷ 20.
- “Cô Tư Hồng là ai, công tội ra sao?” là câu hỏi không dễ trả lời
Cuộc đời sau đó không hẳn là tươi sáng hơn, bởi vinh hoa phú quý đến kèm với điều tiếng gièm pha thậm chí nỗi ô nhục; đời sống riêng thỏa mãn với ba người chồng đi kèm hiểm họa khó sinh con, điểm yếu và cũng là nỗi buồn lớn nhất đời cô. Nhưng đó hẳn là số phận tương xứng với người đàn bà này, người khêu gợi và mạnh mẽ khiến đàn ông vừa yêu vừa sợ, vừa muốn chiếm lấy vừa đầy thách thức.
- Bác chủ nhà mới Nhà 34 Quán Sứ
Trong sách, tác giả tô đậm một sự kiện nổi bật trong cuộc đời cô Tư Hồng là vào năm 1894. Với tư cách bà chủ công ty buôn bán Tư Hồng An Nam, cô trúng thầu phá tường thành Hà Nội. Đó là thành do vua Gia Long xây dựng đầu thế kỷ 19 với diện tích nhỏ hơn Hoàng thành thời Hậu Lê.
- Trong sách, tác giả tô đậm một sự kiện nổi bật trong cuộc đời cô Tư Hồng là vào năm 1894
Đây là sự kiện không có tiền lệ khi một bà chủ An Nam thắng thầu trước các đối thủ đàn ông của Tây, Tàu, khiến dư luận vừa bất ngờ vừa phẫn nộ. Cô Tư Hồng bị dân gian chửi rủa vì tiếp tay cho người Tây, người Tàu phá hoại di sản cha ông, nhưng cô tin một điều “Nếu mình không làm thì người Tây, người Tàu vẫn sẽ làm”. Cuốn tiểu thuyết viết lại sự kiện này như một lần nữa nhìn nhận lịch sử sau hơn trăm năm.
Tư Hồng là nhân vật đã đi vào nhiều trang viết của các văn nhân, học giả, trong đó có tiểu thuyết viết riêng về cô, Cô Tư Hồng (đăng báo 1944, in sách 1952) của Hồng Phong tức Đào Trinh Nhất.
- Tư Hồng là nhân vật đã đi vào nhiều trang viết của các văn nhân, học giả, trong đó có tiểu thuyết viết riêng về cô, Cô Tư Hồng (đăng báo 1944, in sách 1952) của Hồng Phong tức Đào Trinh Nhất.
- Một bức ảnh thật hiếm hoi còn sót lại của cô Tư Hồng được nhà sử học Dương Trung Quốc tìm thấy trong bộ sưu tập ảnh màu chụp Việt Nam 1915 – 1918 tại Bảo tàng Albert Kahn, Pháp. Bức ảnh chú thích rõ là chân dung cô Tư Hồng tại ngôi nhà cạnh ngõ Hội Vũ bây giờ.
Ngoài ra, nhân vật này xuất hiện trong tiểu thuyết hoặc sách nghiên cứu về Hà Nội gồm Bóng nước Hồ Gươm (1967) của Chu Thiên, Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20 (1993) của Nguyễn Văn Uẩn, Chuyện kể bên dòng sông Tô (2010) của Viên Mai Nguyễn Công Chí.
Một bức ảnh thật hiếm hoi còn sót lại của cô Tư Hồng được nhà sử học Dương Trung Quốc tìm thấy trong bộ sưu tập ảnh màu chụp Việt Nam 1915 – 1918 tại Bảo tàng Albert Kahn, Pháp. Bức ảnh chú thích rõ là chân dung cô Tư Hồng tại ngôi nhà cạnh ngõ Hội Vũ bây giờ.
- căn hộ phong cách indochine
Trong ảnh, cô Tư Hồng xuất hiện như một bà chủ thượng lưu phục trang sang trọng, hai bên có người hầu. Ảnh được đăng ở bìa bốn cuốn tiểu thuyết Me Tư Hồng của Nguyễn Ngọc Tiến. Mặc dù vậy, người đọc vẫn cần lưu ý, tiểu thuyết là tác phẩm văn học có những chi tiết hư cấu, bên cạnh những con người, bối cảnh, thời đại, sự kiện lịch sử có thật.
Nguồn: https://www.tienphong.vn/
Ảnh: https://www.facebook.com/groups/373876840199844/
XEM THÊM:
Bình luận