fbpx
Ludwig Mies van der Rohe (1886-1969)

Ludwig Mies van der Rohe cha đẻ của phong cách Kiến trúc tối thiểu (Minimalism)

18-08-2023 by [email protected]

Ludwig Mies van der Rohe (27 tháng 3 năm 1886 – 19 tháng 8 năm 1969) là một kiến trúc sư nổi tiếng thế giới người Đức.

Ông là một trong những người đặt nền móng cho sự phát triển của trào lưu Kiến trúc hiện đại của thế kỉ 20 và được xem như cha đẻ của phong cách Kiến trúc tối thiểu (Minimalism). Nổi tiếng với câu châm ngôn ”ít là nhiều”, kiến trúc sư người Đức Ludwig Mies van der Rohe- một trong những bậc thầy của kiến trúc hiện đại thế giới, được coi là cha đẻ của phong cách kiến trúc tối giản. Không những thế, ông còn là người thay đổi cả diện mạo của nước Mỹ khổng lồ với cách mạng nhà thép kinh điển cùng những thiết kế nội thất tuyệt vời.

Ludwig Mies van der Rohe (1886-1969)

Ludwig Mies van der Rohe (1886-1969)

Ludwig Mies van der Rohe được sinh ra tại Aachen, Đức. Ông bắt đầu sự nghiệp của mình tư vị trí nhân viên thiết kế cho văn phòng thiết kế Brono Paul ở Berlin. Từ năm 1908-1912, ông làm việc tại xưởng thiết kế của Peter Behrens – một trong những người tiên phong của kiến trúc Đức thời bấy giờ và tại đây ông có cơ hội làm việc với hai kiến trúc sư tài hoa là Le Corbusier và Watter Gropius. Với tài năng và phong cách thiết kế độc đáo, từ một anh chàng tỉnh lẻ, Ludwig Mies trở thành một kiến trúc sư có tiếng ở Berlin. Ban đầu ông thiết kế công trình theo phong cách kiến trúc truyền thống của Đức nhưng sau Thế chiến thứ nhất, ông gia nhập hàng ngũ những người tiên phong trên con đường đi tìm một phong cách mới trong thời đại mới. Điển hình là đồ án cao chọc trời ở Berlin năm 1921 và gian triển lãm của Đức tại triển lãm Barcelona, Tây Ban Nha. Chúng được xem là đỉnh cao của kiến trúc Đức thời bấy giờ. Sau 30 năm làm việc và tạo được tiếng tăm lừng lẫy ở Đức, Ludwig Mies chuyến đến Hoa Kỳ và tiếp tục sự nghiệp ở đây. Với những công trình nhà thép kinh điển, ông đã đóng góp một phần không nhỏ cho nghành kiến trúc Mỹ cũng như góp phần thay đổi diện mạo của đất nước này.
Farnsworth House ở Plano, Illinois, Hoa Kỳ

Farnsworth House ở Plano, Illinois, Hoa Kỳ

Xuyên suốt con đường sư nghiệp của Ludwig Mies, phong cách kiến trúc tối giản luôn là tư tưởng và là nguyên tắc chủ đạo. Ludwig Mies luôn tìm không gian trong sạch, đơn giản và trật tự qua việc trình bày những đặc điểm nội tại của vật liệu và sự thể hiện của cấu trúc kết cấu. Cụ thể hơn là sự đơn giản của hình thức tổng thể, chi tiết kiến trúc, sự tiết chế trong sử dụng vật liệu, màu sắc..nhằm đem lại tính tập trung cho không gian và đưa không gian thành nội dung chủ đạo của công trình. Ông quan niệm rằng chính không gian tạo nên xúc cảm chứ không phải những chi tiết trang trí, đồ đạc hay bất cứ điều gì khác. Ngoài việc duy trì phong cách tối giản, Ludwig Mies không ngừng tìm kiếm sự mới mẻ, sáng tạo trong kết cấu cũng như vật liệu của kiến trúc. Điển hình là những công trình bằng thép và kính, chúng được xem là minh chứng cho sự sáng tạo đỉnh cao và tài năng hiếm có của Ludwig Mies.

Farnsworth House - hiệu ứng lúc chạng vạng , bây giờ những ngôi nhà như thế này đã có khắp nơi trên thế giới

Farnsworth House – hiệu ứng lúc chạng vạng , bây giờ những ngôi nhà như thế này đã có khắp nơi trên thế giới

Trong đó phải kể đến công trình nổi tiếng nhà kính Farnsworth-một công trình nhà nghỉ cuối tuần ở ngoại vi Chicago được xây cho nữ giáo sư tiến sỹ Edith Farnsworth. Với những dầm thép hình chữ H được đặt song song kết hợp với những tấm kính trong suốt tạo ra một không gian không giới hạn và cuốn hút. Toàn bộ công trình thể hiện một sự tinh tế về thẩm mỹ, và là một vần thơ, một tuyệt phẩm của nghệ thuật.

công trình Seagram ở thành phố New York của Ludwig Mies

công trình Seagram ở thành phố New York của Ludwig Mies

công trình Seagram ở thành phố New York của Ludwig Mies

công trình Seagram ở thành phố New York của Ludwig Mies

Bên cạnh đó, công trình Seagram ở thành phố New York của Ludwig Mies được xem là công trình đầu tiên thuộc thể loại công trình xây dựng “siêu tốc” khi mà thiết kế và thi công được làm đồng thời, hơn thế nó còn được xem là một nguyên mẫu của những tòa nhà chọc trời ở Mỹ hiện nay.

Ghế Barcelona 1927-1929 , tác phẩm Design kinh điển của Mies

Ghế Barcelona 1927-1929 , tác phẩm Design kinh điển của Mies

Không chỉ tối giản trong kiến trúc mà ngay cả trong những thiết kế nội thất, nguyên tắc này vẫn được áp dụng một cách có hiệu quả. Điển hình là chiếc ghế “Barcelona chair” được thiết kế năm 1927 với sự tối giản ngay cả trong kết cấu lẫn vật liệu được sử dụng. Dù kiểu dáng khá nhỏ gọn, không có chân sau nhưng chiếc ghế lại toát ra một sự thanh lịch, nhẹ nhàng đầy cuốn hút với những đường cong quyến rũ nhờ kỹ thuật uốn ống thép lạnh của Ludwig Mies.

Các công trình chính ludwig mies van der rohe buildings

1907 – Nhà Riehl, Berlin-Neubabelsberg, Đức
1911 – Nhà Perls, Berlin-Zehlendorf, Đức
1913 – Nhà trên đường Heer, Berlin, Đức
1914 – Nhà Urbin, Berlin-Neubabelsberg, Đức
1919 – Nhà tập thể, Berlin, Đức
1921 – Nhà Kempner, Berlin, Đức
1924 – Nhà Mosler, Berlin-Neubabelsberg, Đức
1925–1926 – Nhà Wolf, Guben, Đức
1926 – Đài tưởng niệm Karl Liebknecht và Rosa Luxemburg, Berlin, Đức
1926–1927 – Dự án phát triển nhà ở cho thành phố, Afrikanische, Berlin, Đức
1927 – Triển lãm Werkbund, Khu ở Weissenhof, Stuttgart, Đức
1927 – Căn hộ ở Weissenhof, Stuttgart, Đức
1927 – Triển lãm lụa, Triển lãm thời trang, Berlin, Đức
1928 – Mở rộng công trình Fuchs (Perls House), Berlin-Zehlendorf, Đức
1928 – Nhà Hermann Lange, Krefeld, Đức
1928 – Nhà Esters, Krefeld, Đức
1928–1929 – Gian triển lãm Đức, Triển lãm quốc tế Barcelona, Tây Ban Nha
1928 – Triển lãm điện Triển lãm quốc tế Barcelona, Tây Ban Nha (đã bị phá hủy)
1928–1929 – Triển lãm công nghiệp, Triển lãm quốc tế Barcelona, Tây Ban Nha
1928–1930 – Biệt thự Tugendhat, Brno, Cộng hòa Séc
1930 – Nội thất căn hộ, New York, New York, Mỹ
1931 – Nhà tại triển lãm nhà ở Berlin, Berlin, Đức
1931 – Khu căn hộ cho người độc thân, triển lãm nhà ở Berlin, Berlin, Đức (đã bị phá hủy)
1932 – Nhà Lemcke, Berlin, Đức
1933 – Khu nhà máy và khu năng lượng cho khu công nghiệp lụa, Vereinigte Seidenweberein AG, Krefeld, Đức
1939 – Phác thảo mặt bằng tổng thể, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1940–1941 – Mặt bằng tổng thể, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1942–1943 – Trung tâm nghiên cứu kim loại của quỹ nghiên cứu thiết giáp, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1945–1946 – Alumni Memorial Hall, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1945–1946 – Giảng đườnng Peristein (Khu kỹ sư kim loại và hóa học), Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1945–1946 – Giảng đường Wishnick, khoa Hóa, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1945–1950 – Nhà kính Farnsworth, Plano, Illinois, Mỹ
1945–1950 – Boiler Plant, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1946–1949 – Khu căn hộ Promontory Apartments, Chicago, Illinois, Mỹ
1947 – Central Vault, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1947–1950 – Học viện kỹ thuật Gas, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1948–1950 – Khu quản trị của hiệp hội đường sắt Mỹ, Học viện kỹ thuật Illinois, Illinois, Mỹ
1948–1951 – Khu căn hộ 860 và 880, đường Lake Shore Drive, Chicago, Illinois, Mỹ
1948–1953 – Khu nghiên cứu kim loại của hiệp hội đường sắt Mỹ, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1949–1952 – Nhà nguyện, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1950–1956 – Giảng đường Crown, khoa Kiến trúc và quy hoạch đô thị, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1950–1952 – Tòa nhà nghiên cứu kỹ thuật kim loại số 1, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1951–1952 – Nhà McCormick, Elmhurst, Illinois
1951–1953 – Tòa nhà Commons Building, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois
1952–1955 – Tòa nhà Cunningham Hall, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois
1953–1956 – Khu căn hộ Commonwealt Promenade, Chicago, Illinois
1954 – Quy hoạch chung cho bảo tàng nghệ thuật, Houston, Texas, Mỹ
1954–1958 – Tòa nhà Seagram, 375 Đại lộ Park, New York, Mỹ
1954–1958 – Tòa nhà Cullinam, bảo tàng nghệ thuật Houston, Texas, Mỹ
1955–1956 – Quy hoạch chung cho công viên Lafayette, dự án nhà ở, Detroit, Michigan, Mỹ
1955–1957 – Khu thí nghiệm của hiệp hội đường sắt Mỹ, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1955–1957 – Khu nghiên cứu Vật lý điện tử, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1956–1958 – Trung tâm nghiên cứu kim loại, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1957–1961 – Nhà làm việc Bacardi, Thành phố Mexico, México
1958 – Khu căn hộ, Công viên Lafayette, Detroit, Michigan, Mỹ
1958 – Nhà Town, Công viên Lafayette, Detroit, Michigan, Mỹ
1958–1960 – Khu căn hộ, công viên Colonnade, Newark, New Jersey, Mỹ
1959–1964 – Trung tâm công quyền Chicago, Toà thượng thẩm và tòa nhà Liên bang, nhà làm việc của bưu điện Liên bang, Chicago, Illinois, Mỹ
1960–1963 – Quỹ tiết kiệm và vay nợ liên bang Des Moines, Des Moines, Iowa, Mỹ
1960–1963 – Nhà làm việc trung tâm One Charler, Baltimore, Maryland, Mỹ
1962–1965 – Khu quản lý dịch vụ xã hội, Đại học hicago, Chicago, Illinois, Mỹ
1962–1965 – Nhà tưởng niệm, Đại học Drake, Des Moines, Iowa, Mỹ
1962–1968 – Nhà trưng bày nghệ thuật quốc gia, Berlin, Đức
1963 – Tháp Lafayette Towers, Công viên Lafayette, Detroit, Michigan, Mỹ
1963–1965 – Khu căn hộ Highfield, Baltimore, Maryland, Mỹ
1963–1969 – Trung tâm Toronto-Dominion Toronto, Ontario, Canada
1965–1968 – Westmount Square, Montréal, Québec, Canada
1966 – Thư viện công cộng quận Columbia, Washington, D.C., Mỹ
1967–1969 – Khu căn hộ cao tầng số 1, Nun’s Island, Montréal, Quebec, Canada
1967–1968 – Trung tâm phục vụ Esso, Nun’s Island, Montréal, Quebec, Canada
1967–1970 – 111 đường East Wacher, Trung tâm phát triển không gian Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1967 – Dự án nhà ở Mansion, Luân Đôn, Anh
1967 – Trụ sở làm việc IBM, Chicago, Illinois
1968–1969 – Khu căn hộ cao tầng số 2 và 3, Nun’s Island, Montréal, Quebec, Canada

Nguồn: LEE’S VIETNAM

XEM THÊM: 10 phong cách thiết kế nội thất phổ biến cho từng phòng trên Printest 2021

10 phong cách thiết kế nội thất phổ biến cho từng phòng trên Printest 2021 Phong cách Vintage (Nhà bếp) – 391.131 ghim Phong cách Vintage (Phòng khách) – 259.021 ghim Phong cách Đương đại (Phòng tắm) – 172.146 ghim Phong cách Shabby chic (Phòng ngủ) – 119.961 ghim Phong cách Công nghiệp (Văn phòng)

16+ phong cách nội thất phổ biến nhất 2022

Nếu bạn đang tìm một phong cách riêng cho ngôi nhà của mình, nhưng vẫn chưa định hình rõ được phong cách nào muốn theo và phù hợp với bạn nhất, hãy tham khảo các phong cách nội thất phổ biến qua bài viết mà Bois indochine gợi ý

Nội thất Zen (Thiền) là phong cách nội thất bắt nguồn từ Nhật Bản

Nội thất Zen (Thiền) là phong cách nội thất bắt nguồn từ Nhật Bản. Là phong cách nội thất mang trong nó rất nhiều triết lý nhân sinh, văn hóa truyền thống Nhật Bản. Cộc sống hiện đại ngày nay luôn vội vã.

0988620303