Ông là KTS người Châu Phi đầu tiên nhận giải thưởng danh giá này bởi những đóng góp của ông với cộng đồng tại các quốc gia bị thiệt thòi, gặp nhiều khó khăn và nghịch cảnh.
Giải thưởng kiến trúc Pritzker là giải thưởng thường niên của quỹ Hyatt để vinh danh một kiến trúc sư còn sống với những đóng góp của họ với xã hội. Giải thưởng này được Jay A. Pritzker lập ra từ năm 1979 và được điều hành bởi dòng họ Pritzker. Đây là giải thưởng cao quý nhất trên thế giới về kiến trúc. Giải thưởng được xem như giải “Nobel của kiến trúc”. Diébédo Francis Kéré là người nhận giải thứ 51 của giải thưởng này, kế nhiệm Anne Lacaton và Jean-Philippe Vassal.
KTS Diébédo Francis Kéré sinh năm 1965 tại Gando, Burkina Faso – Một quốc gia nghèo ở Tây Phi. Cũng như cha mình, ông là một trong những người đầu tiên ở làng được đi học để có thể đọc và hiểu lá thư của cha – người đứng đầu làng, viết cho mình. Vì không có trường ở Gando nên ông đã phải xa gia đình từ lúc 7 tuổi để đến sống với chú ở thành phố. Sau khi kết thúc việc học ông trở thành thợ mộc và nhận được học bổng từ tổ chức Carl Duisberg Society tại Đức. Sau khi hoàn thành tập sự, ông tiếp tục theo học kiến trúc tại Đại học Kỹ thuật Berlin và tốt nghiệp năm 2004.
Cảm nhận đầu tiên về kiến trúc của vị kiến trúc sư này xuất phát từ lớp học thời thơ ấu của ông, một không gian thiếu thông gió và ánh sáng. Khi còn trẻ, Diébédo Francis Kéré đã thề một ngày nào đó sẽ làm cho các trường học ở những nơi có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, khí hậu khắc nghiệt tốt hơn và vào năm 1998, ông thành lập Quỹ Kéré để gây quỹ và vận động cho quyền có một lớp học thoải mái của trẻ em. Tòa nhà đầu tiên của ông – Trường tiểu học Gando hoàn thành vào 2001, được xây dựng bởi những người dân địa phương, và được thi công hoàn toàn bằng tay, dưới sự hướng dẫn của kiến trúc sư bởi các vật liệu bản địa và kỹ thuật hiện đại. Dự án này đã mang đến cho ông Giải thưởng Aga Khan về Kiến trúc năm 2004, và dẫn đến sự ra đời của công ty Kéré Architecture của ông ở Berlin, Đức vào năm 2005.
KTS Diébédo Francis Kéré : “Tôi lớn lên ở nơi không có đến một trường mẫu giáo, nhưng cộng đồng chính là gia đình lớn, chăm sóc cho nhau, ngôi làng là sân chơi. Tôi nhớ căn phòng mà bà tôi thường ngồi và kể chuyện, chỉ có chút ánh sáng lọt qua, trong khi chúng tôi ngồi túm tụm gần nhau nghe giọng của bà ở căn phòng nhỏ mà tôi cảm thấy an toàn. Đó là cảm nhận đầu tiên của tôi về kiến trúc”.
Trong sự nghiệp kiến trúc của mình, ông đã hướng tới cải thiện cuộc sống và trải nghiệm của người dân tại một số khu vực trên thế giới đôi khi bị lãng quên. Chính vì vậy, ông ấy đã làm việc ở những quốc gia bị thiệt thòi với nhiều khó khăn và nghịch cảnh, nơi không có kiến trúc và cơ sở hạ tầng và xây dựng nên những ngôi trường đương đại, các cơ sở y tế, nhà ở chuyên nghiệp, các tòa nhà dân sự và không gian công cộng. Đôi khi ở những vùng đất mà tài nguyên mỏng manh, thì tình đồng nghiệp là động lực quan trọng và chính điều ấy đã được thể hiện trong các tác phẩm Kéré, tạo nên giá trị vượt quá cả giá trị của bản thân công trình ấy. Kiến trúc của Diébédo Francis Kéré là sự hòa quyện tri thức khoa học, công nghệ và truyền thống địa phương một cách bản địa, đặc sắc. Các công trình của ông cũng hướng tới công bằng xã hội, kết hợp các giải pháp sử dụng các vật liệu địa phương một cách thông minh để phù hợp và ứng phó được những khắc nghiệt của khí hậu bản địa.
Hội đồng giám khảo giải thưởng Pritzker 2022 : “Từ bên trong, ông ấy biết rằng kiến trúc không phải về vật thể mà là về mục tiêu; không phải là sản phẩm, mà là quá trình. Toàn bộ tác phẩm của Francis Kéré cho chúng ta thấy sức mạnh của vật chất bắt nguồn từ địa điểm. Các công trình của ông ấy, dành cho và với các cộng đồng, là trực tiếp của cộng đồng đó – trong cách chế tạo, vật liệu của họ, chương trình của họ và các nhân vật độc đáo của họ.”
Xem Nhanh Nội Dung
- 1 Hội đồng giám khảo giải thưởng Pritzker 2022 : “Từ bên trong, ông ấy biết rằng kiến trúc không phải về vật thể mà là về mục tiêu; không phải là sản phẩm, mà là quá trình. Toàn bộ tác phẩm của Francis Kéré cho chúng ta thấy sức mạnh của vật chất bắt nguồn từ địa điểm. Các công trình của ông ấy, dành cho và với các cộng đồng, là trực tiếp của cộng đồng đó – trong cách chế tạo, vật liệu của họ, chương trình của họ và các nhân vật độc đáo của họ.”
- 2 Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia năm 2020-2021
- 3 Kiến trúc nước Pháp ở Việt Nam theo từng giai đoạn
- 4 Thương hiệu nội thất MEMO lừng danh đầu thế kỉ 20
- 5 Những “Nhà thiết kế kiến trúc” Việt Nam đầu tiên: Họ là ai?
- 6 Kiến trúc dinh thự Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu. Nay là sứ quán Trung Quốc
- 7 Thiết kế nội thất: Toilet nên để cạnh bồn tắm không ?
- 8 KTS Võ Trọng Nghĩa: Kiến trúc là một nghề áp lực, vất vả.
Ngoài trường học và cơ sở y tế, Kéré cũng thực hiện nhiều dự án khác tại châu Phi bao gồm hai tòa nhà quốc hội: tòa nhà Quốc hội Burkina Faso (Ouagadougou, Burkina Faso) và tòa nhà Quốc hội Benin (Porto-Novo, Cộng hòa Benin); TStartup Lions Campus (2021, Turkana, Kenya), một khuôn viên công nghệ thông tin và truyền thông, Viện Công nghệ Burkina (Giai đoạn I, 2020, Koudougou, Burkina Faso) bao gồm các bức tường đất sét có thể làm mát.
Năm 2017 tại Serpentine Pavilion, KTS người Gando đã thiết kế một cấu trúc giống hình cây với một mái nhà tách rời và những bức tường cong được tạo thành từ các mô-đun màu chàm hình tam giác, màu đại diện cho sức mạnh trong nền văn hóa của ông.
Bên cạnh những hoạt động kiến trúc thiết thực ở châu Phi, ông cũng ghi dấu ấn đáng kể ở Đan Mạch, Đức, Ý, Thụy Sỹ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Một số dự án nổi tiếng khác của ông còn có Xylem Léo Medical doctors’ Housing (2019, Léo, Burkina Faso), Trường trung học Lycée Schorge (2016, Koudougou, Burkina Faso), Vườn quốc gia Mali (2010, Bamako, Mali) và Làng Opera (Giai đoạn I, 2010, Laongo, Burkina Faso).
Ngoài làm việc về kiến trúc, ông cũng thỉnh giảng tại nhiều trường đại học lớn như Trường Đại học Harvard, Trường Kiến trúc Yale và là thành viên danh dự của Viện Kiến trúc Hoàng gia Canada (2018) và Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (2012), đồng thời là thành viên điều lệ của Viện Kiến trúc Hoàng gia Anh (2009).
Thụy An (Biên dịch và tổng hợp từ Archdaily) – TCKT.VN © Tạp chí Kiến trúc.
XEM THÊM:
Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia năm 2020-2021. Vừa qua, Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia đã chính thức phát thông báo số 1 về chi tiết Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2021. Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia (GTKTQG) do Thủ tướng Chính phủ thành lập tại Quyết định số 25-TTg
Kiến trúc nước Pháp ở Việt Nam theo từng giai đoạn Việt Nam sống trong thời Pháp thuộc trong gần một thế kỷ, do đó phong cách kiến trúc cổ của chúng ta cũng bị ảnh hưởng ít nhiều về lối thiết kế phương tây này.
TRỊNH HỮU NGỌC NHÀ THIẾT KẾ NỘI THẤT CHUYÊN NGHIỆP ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM Trịnh Hữu Ngọc (1912-1997) là một họa sĩ,một nhà thiền sư, một nhà thiết kế nội thất với thương hiệu nội thất MEMO lừng danh đầu thế kỉ 20
Trong các tài liệu lịch sử hiện nay, nghề KTS ở Việt Nam gắn liền với sự ra đời của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (Ecole des Beaux Arts de l’Indochine – EBAI) vào tháng 11 năm 1925. Cho đến năm 1930, đây là “lần đầu tiên nước ta có KTS người Việt
Kiến trúc dinh thự Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu. Nay là sứ quán Trung Quốc 46 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam Năm 1924, hội Khai Trí Tiến Đức tổ chức cuộc thi kiến trúc. Đề thi là thiết kế một biệt thự nằm trên một lô đất tại Hà Nội
Nhà thiết kế Quách Thái Công: Toilet mà còn để bên cạnh bồn tắm thì làm sao hiểu được phong cách sống ? Xung quanh bồn tắm, NTK đặt sách, lọ hoa, ghế đệm…, phía trên còn có đèn chùm tỏa sáng lung linh. Anh coi đây là “living room”
Khoảng 2016, tôi bắt đầu biết tới con số triệu đô la. Giai đoạn đó, nhiều, rất nhiều hợp đồng đổ về với công ty. Thế nhưng phải thừa nhận một điều là làm KTS rất khó giàu và hiếm người giàu nhờ kiến trúc. KTS Võ Trọng Nghĩa: Kiến trúc là một nghề áp lực